Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

xót xa tà hộc...

Thứ Ba, 02/04/2013 - 15:31

Mã số 953:

Xót xa Tà Hộc...

(Dân trí) - Lần này tôi quyết định trở lại Tà Hộc, vì vẫn cứ đau đáu trong đầu hình ảnh những đứa trẻ nội trú "đói ăn, thiếu mặc" năm xưa. Chuyến thăm Tà Hộc theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" 2 năm về trước làm tôi cảm thấy như mình mắc nợ một cái gì đó...

Mất 7 tiếng từ Hà Nội để chúng tôi trở lại bản Tà Hộc (thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Quãng đường hơn 300 cây số có lẽ không xa lắm, nhưng vì đi trong đêm, thời tiết sương mù dày đặc suốt chặng đường nên chuyến đi xem ra khá vất vả. 3h sáng mới đến nơi, nhưng chúng tôi cũng khá cảm động khi biết thầy Lê Chính Tôn, hiệu trưởng của trường THCS Tà Hộc vẫn đợi để đón mọi người.

"Cứ mỗi lần có người dưới xuôi lên đây, chúng tôi vui lắm, cảm như thấy mình được động viên, chia sẻ rất nhiều. Nói thiệt với các anh, cắm bản giảng dạy 14 năm, vất vả mấy chúng tôi cũng không nề hà, chỉ thấy thương cho các em", câu chuyện của thầy hiệu trưởng về ngôi trường của mình lại bắt đầu từ chính những em học sinh – những cô cậu học trò mà nhà trường lúc nào cũng lo ngay ngáy các em bỏ học vì… thiếu đói.
 
Các em học sinh nội trú ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơ, tỉnh Sơn La
Các em học sinh nội trú ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơ, tỉnh Sơn La

Trường của thầy Tôn có 227 em học sinh, chủ yếu người dân tộc Thái, Mường, Mông, Khơ Mú. Dân tộc Kinh cũng có, nhưng được xếp vào dạng "dân tộc thiểu số" vì chỉ có 3 em. Thật ra, với các em học sinh, các em dường như cũng chẳng để ý mình là dân tộc nào lắm, bởi chúng đứa nào trông cũng giông giống nhau: có chút gì xuề xòa, nhếch nhác. Nói đúng hơn là bẩn. Một khi cơm còn ăn chưa no, bụng thường xuyên sột soạt vì đói, thì làm sao người ta ở sạch được. Âu đó cũng là điều dễ hiểu.

"Chúng tôi cũng không thống kê là có bao nhiêu em học sinh thuộc hộ nghèo, bởi vì nó dường như là chuyện quá bình thường ở đây rồi. Họa chăng có ai tự dưng giàu có, nổi bật thì còn để ý, chứ chuyện nghèo là chuyện bình thường ở… huyện", thầy Tôn kể. Trong 227 em học sinh của trường, hiện có 110 học sinh ở nội trú do nhà quá xa. Và cũng chính những em học sinh nội trú này mà chúng tôi trở lại, chỉ với hi vọng là có thể làm một điều gì đó có ích cho các em, dù là nhỏ thôi.

Tiếng trống tan trường buổi học sáng vừa vang lên, các cô cậu học sinh nội trú cũng bắt đầu vào bếp để lo cho cái dạ dày lúc nào cũng thấy đói của mình. Gian bếp lợp tạm bằng tre, kê những thanh sắt đủ để đặt các niêu cơm cho khoảng chục em học sinh cùng thổi lửa. Tôi đi 1 vòng, giờ từng nồi cơm của từng em, để rồi mắt cứ cay cay. Không khói, không lửa mà mắt cay xè vì bữa cơm đến là đáng thương của những em học sinh đang sức ăn, sức học.
 
Các em học sinh nội trú ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơ, tỉnh Sơn La
Em Mùi Văn Kiên, học sinh lớp 8 sau buổi học thường vào rừng bắt chuột để bổ sung cho bữa ăn của mình có 'chất thịt'
Với 2 con chuột sau khi được chế biến có thể giúp Kiên và thêm 1 bạn cùng phòng ăn được 3 bát cơm
Với 2 con chuột sau khi được chế biến có thể giúp Kiên và thêm 1 bạn cùng phòng ăn được 3 bát cơm

Một bữa cơm ở dưới thành phố, chí ít cũng có 1 món mặn, 1 món canh. Còn ở đây, bữa cơm đơn giản chỉ là có… cơm. Không thịt, không cá, không canh rau. Để dễ ăn hơn, các em pha bột canh với nước, tạo ra thứ nước canh mằn mặn rồi chan với cơm để ăn. Một tuần 6 ngày, một ngày 2 bữa, bữa nào cũng y chang. Khi nào chán ăn cơm, có em chuyển sang ăn mì tôm. Khi nào thèm chất thịt, các em đi lao động "tăng gia bữa ăn". Những con cá bé tẹo ở suối, những con chuột ở rừng được các em bẫy về, chế biến rất ngon lành.

Nhưng cái cách chế biến cá và chuột của các em khiến chúng tôi càng thêm xót xa. Cái món cá suối, chuột rừng đó được chế biến mà không một chút gia vị như dầu, nước mắm, tỏi, ớt, tiêu, các em chỉ đun chay lên để ăn. Món ăn này hẳn những đứa trẻ thành phố sẽ sợ chết khiếp vì mùi tanh, nhưng với các em vùng bản, chúng vẫn đánh chén ngon lành.
 
Các em học sinh Tà Hộc háo hức với khúc lòng lợn trông đến đáng sợ
Các em học sinh Tà Hộc háo hức với khúc lòng lợn trông đến đáng sợ
Tôi lại được chứng kiến mấy cô cậu học trò xúm nhau vào một bà bán lòng dạo. Món lòng heo không biết người ta độn những thứ gì, chỉ thấy mùi nó thum thủm, dài thòng lòng được các em vồn vã mua, tranh nhau nài nỉ xin người bán hàng cắt dài hơn tý chút. Bỗng dưng tôi lại nghĩ trong đầu, trên đời xin đừng vất đi cái gì cả, bởi với nhiều người khác, nó lại là thứ quý giá vô cùng.
 
Hình ảnh bữa ăn thiếu chất của các em học sinh nội trú ở Tà Hộc:
 
Với 2 con chuột sau khi được chế biến có thể giúp Kiên và thêm 1 bạn cùng phòng ăn được 3 bát cơm
Trong rương của cậu học sinh lớp 9 này là một ít gạo, một vài quả ngô và chuối mà em vừa mang từ nhà lên sau ngày nghỉ để ăn suốt một tuần
Rương của một bạn lớp 8 cùng phòng là một ít ngô và bột canh, thức ăn thường xuyên để đến trường
Rương của một bạn lớp 8 cùng phòng là một ít ngô và bột canh, thức ăn thường xuyên để đến trường
Rương của một bạn lớp 8 cùng phòng là một ít ngô và bột canh, thức ăn thường xuyên để đến trường
Sau mỗi buổi học, các em học sinh đều tự mình lo lấy bữa ăn cho mình. Dụng cụ và nguyên liệu rất đơn giản: một cái nồi, một ít nước, một ít gạo, một ít bột canh, vậy là xong một bữa ăn
Một nồi cơm này phải gánh đến 6, 7 miệng ăn
Một nồi cơm này phải gánh đến 6, 7 miệng ăn
Một nồi cơm này phải gánh đến 6, 7 miệng ăn

Nhưng rau thì rất ít và rất hiếm
Nhưng rau thì rất ít và rất hiếm
Cô bé này vừa đi bắt cá ở suối về để tăng cường thêm chất thịt cho bữa ăn của mình
Cô bé này vừa đi bắt cá ở suối về để tăng cường thêm chất thịt cho bữa ăn của mình
Món cá suối không dầu mỡ, không mắm muối, tỏi ớt
Món cá suối không dầu mỡ, không mắm muối, tỏi ớt
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Thay vào đó là món mì tôm quen thuộc, ăn đến phát ngán tận cổ nhưng trong lúc đói thì vẫn ngon như thường
Đối với các em học sinh Tà Hộc, thịt tươi cá tốt là một cái gì đó quá xa xỉ
Ước mơ một bữa cơm có thịt, đậu phụ, có cá tươi, có nước mắm để chan, có rau ngon để chấm với cô cậu học trò vùng bản vẫn đang là một... giấc mơ
 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Mã số 953: Các em học sinh ở Trường THCS Tà Hộc, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

ĐT: 0915.868.225 (thầy Lê Chính Tôn, hiệu trưởng nhà trường)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Bài và ảnh: Thế Nam

Nguồn: dantri.com.vn

lời cầu cứu của người đàn bà có chồng và mẹ bị bạo bệnh

Thứ Tư, 03/04/2013 - 07:27

Mã số 954:

Lời cầu cứu của người đàn bà có chồng và mẹ bị bạo bệnh

(Dân trí) - Tắm rửa, vệ sinh xong cho mẹ, chị lại sang chăm lo cho chồng. Hơn 5 năm nay, một tay chị chăm sóc cho cả mẹ và chồng bị bạo bệnh nằm liệt giường. Đó là hoàn cảnh thương tâm của chị Vũ Thị Cúc ở thôn 7, xã Cẩm Huy, H.Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Về xã Cẩm Huy hỏi thăm nhà chị Cúc thì ai cũng biết. Căn nhà nhỏ rộng chưa đầy 15m2 nằm sâu trong một con đường hẹp. Trong căn nhà ấy thứ tài sản duy nhất của gia đình chỉ là 2 chiếc giường đã cũ, ọp ẹp và một chiếc quan tài.

Hơn 5 năm nay, một tay chị Cúc chăm lo cho cả mẹ và chồng bị bệnh nằm liệt giường
Hơn 5 năm nay, một tay chị Cúc chăm lo cho cả mẹ và chồng bị bệnh nằm liệt giường

Và thứ tài sản có giá trị trong căn nhà của chị Cúc là 2 chiếc giường ọp ẹp và 1 chiếc quan tài
Và thứ tài sản có giá trị trong căn nhà của chị Cúc là 2 chiếc giường ọp ẹp và 1 chiếc quan tài

Anh Trần Việt Dũng (chồng chị Cúc) là người con trai duy nhất trong gia đình nghèo có 5 người con. Năm anh tròn 20 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, anh lên đường nhập ngũ và được vào binh đoàn Hải quân đóng tại Hải Phòng. Tại đây, anh gặp cô thôn nữ Vũ Thị Cúc, là người cùng cảnh ngộ nên 2 người sớm tìm được sự đồng cảm.

Năm 1985, sau khi xuất ngũ, anh Dũng và chị Cúc quyết định đến với nhau bằng một lễ cưới nhỏ nhưng hết sức ấm cúng, hạnh phúc. Rồi niềm vui ấy dần được nhân đôi khi bốn đứa con kháu khỉnh lần lượt ra đời.

Hằng ngày, hai vợ chồng thức khuya dậy sớm, chịu thương chịu khó đi làm ăn. Dù cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng trong ngôi nhà bé nhỏ ấy luôn tràn ngập tiếng cười.

Nhưng niềm vui bé nhỏ ấy chẳng tày gang, một tai họa đã ấp đến với gia đình chị. Năm 2003, cụ Nguyễn Thị Phiến (mẹ anh Dũng) bị tai biến mạch máu não, do không có tiền để chạy chữa nên bệnh tình ngày một trầm trọng. Đã hơn 8 năm nay, cụ Phiến chỉ nằm một chỗ, không đi lại được nữa, mọi sinh hoạt cá nhân từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân một tay chị Cúc lo toan.

Tai họa này chưa kịp nguôi thì liên tiếp tai họa khắc lại ập tới. Năm 2008, trên đường đi bóc vỏ keo (tràm) thuê cho người ta, người con trai của chị là Trần Viết Thế bị tai nạn giao thông "thập tử nhất sinh". Gia đình chị phải vay mượn anh em, làng xóm, vay nóng ngân hàng được 30 triệu mới cứu được đứa con trước lưới hái của thần chết.

Cũng trong năm đó, vì vất vả làm việc để có tiền nuôi gia đình và trả lãi ngân hàng, anh Dũng, người trụ cột, chỗ dựa duy nhất của chị Cúc cũng ngã bệnh.

"Đến Bệnh viện thì được các bác sỹ cho biết anh Dũng bị nhồi máu não phải tiến hành mổ ngay. Giờ trong nhà đến 100 nghìn tiền mua thuốc cho mẹ cũng không có, huống hồ lấy đâu ra mấy chục triệu để phẫu thuật cho chồng bây giờ" chị Cúc nhìn người chồng nằm bất động trên giường nghẹn ngào nói.

Đơn  thư cầu cứu của chị Cúc
Đơn  thư cầu cứu của chị Cúc

Vì không có tiền để phẫu thuật nên bệnh tình của anh Dũng ngày một trầm trọng. Hơn 5 năm nay, anh nằm liệt một chỗ, không thể tự vệ sinh bản thân mà tất cả nhờ đôi bàn tay của chị Cúc.

Cũng đúng thôi, giờ cả 3 miệng ăn chỉ dựa vào 2 sào ruộng, một ngày mong sao có 2 bữa ăn đạm bạc cũng khó khăn lắm rồi, huống hồ có tiền triệu để đưa chồng và mẹ đi chữa bệnh.

Đơn  thư cầu cứu của chị Cúc
Kinh tế gia đình giờ chỉ dựa vào 2 sào ruộng nhưng mỗi tháng chị Cúc phải trả gần 800 nghìn tiền lãi ngân hàng

 Khó khăn lại càng khó khăn, từ khi mẹ và người chồng nằm liệt giường thì chị Cúc cũng không còn đi làm được nữa. Suốt ngày chị phải ở nhà chăm sóc cho mẹ và chồng. Hơn 5 năm nay, hết chăm sóc, vệ sinh thân thể cho mẹ, chị Cúc lại quay sang đấm bóp, vệ sinh tắm rửa cho chồng.

Nhà chị có 4 người con nhưng ai cũng nghèo, phải tha phương cầu thực, được một người con trai thì bệnh tật không làm được việc gì nặng nhọc. Hàng tháng, các con của chị cũng chị giúp đỡ được cho mẹ vài yến gạo, vài chai nước mắm. Đến bữa cơm thì hàng xóm ai cho gì thì ăn nấy.

Giờ đây, trong căn nhà bé nhỏ ấy, thay cho những tiếng cười hạnh phúc của những đứa trẻ thơ, là một không khí lạnh lẽo, những tiếng rên rỉ của mẹ, của chồng và những giọt nước mắt tuyệt vọng của chị Cúc.

Năm nay mới tròn tuổi 50 nhưng nhìn chị Cúc như đã hơn 60. Người chị gầy nhom, đôi mắt thâm cuồng, đờ đẫn. Rồi không biết chị còn đủ sức khỏe để tiếp tục chăm sóc cho mẹ và chồng nữa hay không!

Hơn bao giờ hết, gia đình chị Cúc đang rất mong nhận được sự chia sẻ, giúp đở của các tổ chức, các nhà hảo tâm để gia đình chị có thể vượt qua được con hoạn nạn này.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 954: Chị Vũ Thị Cúc ở thôn 7, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

Xuân Sinh – Văn Dũng

 

 

Nguồn: dantri.com.vn

mẹ ung thư mơ ước con được chữa bệnh tim

Chủ Nhật, 10/03/2013 - 07:18

Mã số 928:

Mẹ ung thư mơ ước con được chữa bệnh tim

Dân trí) - Trong người tui mắc 3,4 thứ bệnh cùng lúc nên tui không còn hy vọng chữa trị gì nữa. Tui chỉ mong trước khi nhắm mắt, cháu Vũ được mổ tim, giúp cháu có cơ may duy trì sự sống là tui mãn nguyện lắm rồi", chị Diễm nghẹn ngào cầu mong.

Tình cảnh ngặt nghèo nêu trên là của gia đình chị Ngô Thị Hồng Diễm đang sinh sống tại ấp Thới Bình, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. Hiện tại, qua 4 năm chống chọi với căn bệnh ung thư vú, bệnh xơ gan và bệnh tiểu đường,… đến nay chị Diễm đã kiệt sức hoàn toàn, cộng với gia cảnh quá khó khăn chị Diễm chỉ trông chờ vào phép mầu huyền diệu nào đó!

"Nghèo mắc cái eo"

Cha mẹ hai bên đều nghèo nên khi chị Diễm và anh Nguyễn Văn Khanh lấy nhau, cha mẹ hai bên chỉ cho cái nền nhà chưa tới 40m2, hai vợ chồng cất tạm một căn nhà lá để ở cho đến nay. Do vợ chồng chị Diễm không học, không ruộng đất,… hai vợ chồng quanh năm đi làm thuê sinh sống và gia đình càng khó khăn hơn khi con cái ra đời, nhất là từ khi đứa con trai út vừa chào đời đã mang chứng bệnh tim bẩm sinh.


Mẹ ung thư mơ ước con được chữa bệnh tim
Vì cái nghèo nên mấy năm nay chị Diễm cầm cự với 3 căn bệnh ngặt nghèo bằng những nồi thuốc nam thế này

Chị Diễm kể: "Khoảng 4 năm về trước, tuy gia đình khó khăn nhưng hai vợ chồng đi cắt lúa thuê cũng đủ gạo ăn hàng ngày. Còn hiện tại, 2,3 năm nay tui bị bệnh rề rà thế này, một mình anh Khanh đi làm vừa lo cái ăn vừa lo thuốc thang cho 2 người bệnh nên chẳng bề nào xong. Nhiều lúc tui nghĩ quẩn muốn chết đi cho nhẹ gánh chồng con, nhưng nghĩ lại, mình chết đi bệnh tình cháu Vũ (Nguyễn Thanh Vũ – đứa con trai út mắc bệnh tim bẩm sinh - PV) chẳng ai chăm sóc, chỉ tội cho thằng nhỏ!"

Thấy đã nửa trưa, hai mẹ con cứ nằm chèo queo trên giường, chẳng màn chuyện cơm nước, chúng tôi hỏi thăm, chị Diễm cho biết chị và đứa con trai ôm bụng đói từ sáng đến giờ và tiếp tục đợi anh Khanh mang tiền về để đi mua gạo nấu cơm (ứng trước tiền công - PV), vì theo chị Diễm cho biết, trong xóm này gia đình chị đã hỏi mượn gạo của bà con không còn sót một ai nên ngại không dám đi mượn gạo nữa.

Trong căn nhà tình thương do Uỷ ban nhân dân xã Xuân Thắng xây dựng cách đây 2 năm, bề ngoài nhìn tạm kiên cố nhưng trong nhà trống toang từ trước đến sau, chẳng vật dụng gì có giá trị. Bởi thế, theo ông Nguyễn Văn Hai – phó ấp Thới Lộc nhận định, có khi những thang thuốc nam trong nhà của chị Diễm trong lúc này trở thành những thứ  quý giá nhất.

Mẹ nhường tiền chữa bệnh cho con

Nói về bệnh tình của mình, chị Diễm cho biết cách đây khoảng 4 năm, sau cơn đau vú dữ dội, chị vay ít tiền lên thành phố Hồ Chí Minh khám bệnh thì phát hiện bị úng thư vú. Gia đình đang tìm cách vay tiền để phẫu thuật nhưng trong lần tái khám thứ 2, các bác sĩ phát hiện chị mắc thêm chứng bệnh tiểu đường nên muốn phẫu thuật, phải chữa trị căn bệnh tiểu đường trước rồi mới phẫu thuật,…

Khi biết mình mắc thêm căn bệnh nan y thứ 2, hy vọng chữa bệnh của chị Diễm hoàn toàn tắt hẳn. Chị gác việc chữa bệnh lại, gắng gượng đi làm với chồng, mong muốn kiếm tiền phụ chồng lo cái ăn và thuốc thang cho cháu Vũ. Bởi thế, bệnh tình của chị Diễm mỗi lúc một năng thêm vì ngoài những thang thuốc nam, chị không uống thêm một loại thuốc nào khác.

Chị Diễm kể: "Mỗi lần thấy con đi học về tới nhà, thấy mặt con là tui mừng lắm. Còn hôm nào giữa buổi học nhận được điện thoại của nhà trường là chân tay run bấn lên vì biết cháu Vũ có chuyện. Những lúc như vậy, dù chân tay bủn rủn nhưng cũng cố gắng đi bộ ra trường, đưa cháu đi viện, chứ chẳng có xe cộ hay tàu ghe gì để mà đi. Thấy cháu bệnh quá, tui bảo cháu nghỉ học nhưng cháu không chịu, có khi mỗi tuần cháu bị ngất xỉu 3, 4 lần nên vợ chồng tui lo lắm!"

Mẹ ung thư mơ ước con được chữa bệnh tim
Biết bệnh tình của mình không thể chữa khỏi nên chị Diễm chỉ có ước nguyện sau cùng là cháu Vũ được mổ tim

Hồi cháu Vũ học lớp 1, lớp 2, sức khoẻ suy kiệt trầm trọng phải nghỉ học thường xuyên nên mỗi lớp, cháu Vũ phải học đến 2 năm mới lên lớp được. "Đi học xỉu riết rồi cháu cũng quen nên nhà cháu có tiền, cháu mong bệnh tình của mẹ được chữa khỏi. Vì khi mẹ khoẻ mạnh lại, mẹ sẽ đi làm với cha rồi có tiền đong gạo, có cơm ăn, cha mẹ cháu có tiền cho cháu đi học tiếp! Nếu được vậy là cháu thấy vui nhất rồi." Chú Vũ hồn nhiên cho biết

Nghe đứa con trai nói vậy, chị Diễm không sao cầm được nước mắt, chị nói thầm với chúng tôi: "Cháu nó hiếu thảo lắm, dù sức khoẻ yếu ớt nhưng những hôm nay không gượng dậy nổi, cháu cũng xuống bếp nấu thuốc hoặc làm những công việc như quét nhà, rửa bát,… Có khi cháu còn đòi theo cha nó ra đồng cắt lúa thuê kiếm tiền cho tui đi chữa bệnh. Thật tình cháu nó đâu biết bệnh tình tôi là vô phương cứu chữa, bởi thế, tui chỉ có ước nguyện sau cùng trước khi tui nhấm mắt là cháu Vũ được phẫu thuật tim, giúp cháu khoẻ mạnh là tui mãn nguyện lắm rồi!", chị Diễm nghẹn ngào nhìn xuống ổ bụng của mình mỗi ngày cứ to dần nguyên nhân theo chị là do căn bệnh xơ gan mà chị mới phát hiện cách đây hơn 1 năm nay.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó chủ tịch UBND xã Xuân Thắng cho biết: "Gia đình chị Diễm là một trong những hoàn cảnh khó khăn nhất mà địa phương đang đặc biệt quan tâm. Nhưng với tình cảnh hiện tại, địa phương chỉ hỗ trợ được phần nào trong những năm đầu mẹ con chị Diễm phát bệnh, còn về lâu dài rất mong bạn đọc Dân trí tiếp sức để giúp mẹ con chị Diễm có cơ hội chữa bệnh, nhất là cháu Vũ, cháu còn trẻ nhưng phải sớm mang tái tim đau đớn hơn 10 năm nay là quá sức đối với cháu!"

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 928: Chị Ngô Thị Hồng Diễm đang sinh sống tại ấp Thới Bình, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ.

ĐT: 07106 539 631

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Ngô Nguyễn

Nguồn: dantri.com.vn

bé trai sơ sinh cô độc chống chọi bệnh uốn ván

Thứ Hai, 01/04/2013 - 22:54

Mã số 952:

Bé trai sơ sinh cô độc chống chọi bệnh uốn ván

(Dân trí) – Còn chưa có cho riêng mình một cái tên, sau khi chào đời bé trai người đồng bào Chăm đã rơi vào tình trạng nguy kịch vì mắc bệnh uốn ván. Hơn 10 ngày nằm trên giường bệnh, nhờ sự cưu mang của bác sĩ cháu mới có sữa để ăn, tã để mặc.

Cơ thể nhỏ thó nằm lọt thỏm trên chiếc giường bệnh trắng toát rộng thênh thang, cháu bé thoi thóp từng nhịp theo tiếng tút tút của chiếc máy thở. Dây nhợ lòng thòng của các phương tiện hỗ trợ điều trị chằng ngang chéo dọc phủ lấy toan thân, cặp mắt được cố định bằng hai miếng băng… cháu đang trong tình trạng hôn mê.

Đó là cảnh thương tâm của cháu bé vô danh, hiện đang nằm điều trị tại khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực Chống độc Trẻ em, bệnh viện bệnh Nhiệt Đới, TPHCM. Theo thông tin từ bệnh viện, cháu được chuyển đến điều trị ngày 22/3 với bệnh cảnh uốn ván sơ sinh nặng. Một ngày sau khi chuyển bé đến bệnh viện, những người thân trong gia đình lần lượt ra về với lý do "chạy giấy tờ" nhưng đến nay không thấy trở lại.

Cháu bé vô danh đang đứng trước nguy cơ bị cha mẹ bỏ rơi

Cháu bé vô danh đang đứng trước nguy cơ bị cha mẹ bỏ rơi

Theo hồ sơ bệnh án, cháu là con của sản phụ Thạch Thị Đi (không rõ năm sinh, hiện sống tại tỉnh Sóc Trăng). Qua khai thác bệnh án của các bác sĩ ghi nhận, do hoàn cảnh khó khăn lại sống xa trung tâm y tế nên khi mang thai người mẹ không đi chích ngừa uốn ván. Ngày chuyển dạ sinh, người nhà gọi bà mụ đến để đỡ đẻ. Sau khi thằng bé chào đời, bà mụ vườn dùng dao lam cắt rốn và bôi một chất bột màu trắng (nghi là vôi bột) lên vùng rốn mới cắt để sát trùng.

Ba ngày sau, cháu bắt đầu có biểu hiện sốt cao, quấy khóc, bỏ bú… Phải đến khi bé lên cơn co giật, gia đình mới chuyển đến bệnh viện Bạc Liêu. Tại đây, sau khi bác sĩ thăm khám và kết luận cháu bị bệnh uốn ván phải chuyển lên tuyến trên điều trị, cha mẹ cháu đã đòi đưa con về lo hậu sự. Nhưng nhờ sự động viên của bác sĩ và được hỗ trợ chi phí chuyển viện, họ mới đồng ý để bé đi. Ba của bé (chưa rõ tên) cùng hai người thân khác theo xe cấp cứu lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.

"Cháu sinh tại nhà nên không có giấy chứng sinh và cũng chưa làm giấy khai sinh. Trước nguy cơ bệnh nhi không được Bảo hiểm Y tế thanh toán các khoản viện phí theo chế độ bảo hiểm dành cho trẻ dưới 6 tuổi, chúng tôi đã giải thích với gia đình và đề nghị hoàn tất các thủ tục giấy tờ cho bé. Trong trường hợp không chứng minh được nhân thân toàn bộ chi phí điều trị của bé gia đình sẽ phải thanh toán." BS Trưởng khoa Phan Tứ Quí cho biết.

Cũng theo BS Tứ Quý, hiện tại bé đang được hỗ trợ thở máy, điều trị tích cực theo phác đồ uốn ván trẻ sơ sinh, chi phí cho mỗi ngày chạy chữa tốn khoảng 1 triệu đồng. Song đến nay gia đình chưa một lần đóng tạm ứng cho bệnh viện. Hơn 10 ngày trôi qua sau khi báo sẽ về quê lo giấy tờ cho bé nhưng đến nay gia đình vẫn chưa quay lại bệnh viện.

Những ngày qua, cháu đang sống lay lắt nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ

Những ngày qua, cháu đang sống lay lắt nhờ sự giúp đỡ của các bác sĩ

Hiện diễn tiến bệnh của cháu đã có chiều hướng khả quan nhưng thiếu chi phí đang gây không ít khó khăn cho quá trình chạy chữa. Nếu được đáp ứng đầy đủ về thuốc men, phương tiện hỗ trợ dự kiến ít nhất phải 3 tuần nữa bệnh nhi mới có thể xuất viện. Không có sự chăm lo của gia đình, những ngày qua cậu bé vô danh đang lay lắt sống nhờ vào sự giúp đỡ của các bác sĩ và nhân viên y tế trong khoa Hồi sức. Mỗi người đã tự nguyện đóng góp vài chục nghìn để mua sữa, tả cho bé nhưng với đồng lương còm cõi sự giúp đỡ của họ cũng chỉ có giới hạn.

Để hiểu hơn hoàn cảnh thương tâm của cháu bé, Dân trí đã nhiều lần liên lạc với số điện thoại của gia đình do bệnh viện cung cấp. Biết có người muốn hỏi thông tin về cháu bé, đầu dây bên kia đã vội vàng cúp máy, những cuộc gọi sau đó "không liên lạc được". Bất đắc dĩ, phóng viên phải gọi vào số máy của một cá nhân trước đó đến thăm bé và cho biết là chủ cơ sở nơi cha cháu đang làm việc.

Từ bên kia đầu dây, bà Phạm Minh Tuyền cho biết: "Cha mẹ thằng bé là đồng bào người Chăm, cuộc sống rất khó khăn hiện đang làm bốc vác cho gia đình tôi." Sau khi lên bệnh viện, Goòng nghe bác sĩ báo sẽ tốn rất nhiều tiền cho việc chữa trị của thằng bé nên đã về quê lo giấy tờ và chạy tiền. Nhưng, đến giờ giấy tờ làm chưa xong, tiền vay không được nên Goòng bảo "chắc phải bỏ thằng bé".
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 952: Ban Y xã hội, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, TPHCM để giúp cậu bé sơ sinh vô danh.

Số điện thoại: 0839.235.804 (Nối máy với khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực Chống độc Trẻ em)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

Vân Sơn

 

Nguồn: dantri.com.vn

ngân hàng vietcombank miễn phí phí giao dịch ủng hộ quỹ nhân ái

Thứ Ba, 02/04/2013 - 13:35

Ngân hàng Vietcombank miễn phí phí giao dịch ủng hộ Quỹ Nhân ái

(Dân trí) - Từ ngày 1/4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ miễn phí hoàn toàn phí giao dịch dành cho khách hàng tham gia ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn thông qua Quỹ Nhân ái Báo điện tử Dân trí, với mong muốn cùng hợp tác sẻ chia trong hoạt động thiện nguyện.

Trong công văn số 2238/VCB.CSSPBL do Phó Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Văn Tuân gửi báo điện tử Dân trí, kể từ ngày 1/4, ngân hàng này sẽ áp dụng chính sách miễn phí cho các cá nhân, tổ chức nộp tiền, chuyển tiền vào tài khoản của Quỹ Nhân ái Báo điện tử Dân trí với mục đích quyên góp, ủng hộ từ thiện.

Hiện tại, mức phí chuyển tiền của Vietcombank đang áp dụng là 11.000 VND/1 giao dịch trên internet banking; 5.500 VND/1 giao dịch tại ATM; tại quầy tối thiểu là 11.000 VND/1 giao dịch. Tất cả các khoản giao dịch trên sẽ được miễn phí hoàn toàn từ ngày ¼. Lưu ý đối với các giao dịch trên internet banking, bạn đọc cần tích vào ô 'chuyển tiền từ thiện' để không bị trừ phí giao dịch. 
 
Ngân hàng Vietcombank miễn phí phí giao dịch ủng hộ Quỹ Nhân ái

Ông Nguyễn Văn Tuân khẳng định, truyền thống lá lành đùm lá rách là một trong những truyền thống đạo đức lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, các chương trình vận động, quyên góp cho những nạn nhân thiên tai, bão lũ, bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn của các quỹ, tổ chức từ thiện đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm của cộng đồng. "Chúng tôi được biết Quỹ Nhân ái của Báo điện tử Dân trí là một trong những Quỹ lớn mạnh, có uy tín, đã và đang thu hút được đông đảo những nhà hảo tâm, những tấm lòng nhân ái quan tâm, hưởng ứng, vì vậy chúng tôi mong muốn được cùng chung tay vì cộng đồng, góp sức sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn".

Nhà báo Phạm Huy Hoàn, Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí thay mặt bạn đọc Dân trí gửi lời cảm ơn đến chính sách mà Vietcombank cùng hợp tác với Quỹ Nhân ái Báo điện tử Dân trí, để hoạt động thiện nguyện, sẻ chia với những hoàn cảnh nhân ái, những cảnh đời đáng thương sẽ ngày càng hiệu quả, thiết thực như Dân trí đã và đang làm rất tốt trong thời gian qua.
 
Thế Nam

Nguồn: dantri.com.vn

thiếu 60 triệu đồng, người đàn bà khốn khổ chờ chết

Thứ Bẩy, 23/03/2013 - 07:31

Mã số 941:

Thiếu 60 triệu đồng, người đàn bà khốn khổ chờ chết

(Dân trí) – Sức vóc vốn hơn người, sau 5 năm phát bệnh cơ thể chị Luận chỉ còn da bọc xương. Nhìn bước đị xiêu vẹo của chị, ai cũng lắc đầu ái ngại. Bao nhiêu lần nhập viện thì bấy nhiêu lần chị phải ngậm ngùi ra về vì không lo được chi phí phẫu thuật.

Cầm tấm phim chụp X-quang vùng ngực bụng của bệnh nhân trên tay, bác sĩ Phạm Thọ Tuấn Anh, Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim bệnh viện Chợ Rẫy chua xót: "Trái tim thế này thì làm sao mà sống được nữa, nó phình to chiếm hết cả lồng ngực rồi." Quay sang phía bệnh nhân, bác sĩ cho biết động mạch cổ của bệnh nhân cũng bị phình lớn khiến đầu chị luôn trong tư thế ngoẹo qua một bên.

Đó là trường hợp của người đàn bà khốn khổ có cái tên rất đẹp Bông Hồng Luận. Năm nay chị mới bước sang tuổi 41, nhưng nhìn vẻ tiều tụy với gương mặt đen trùi trũi, hốc hác chẳng ai nghĩ chị còn trẻ đến thế. Là con thứ 6 trong gia đình có tới 9 anh chị em tại vùng đất mũi Cà Mau, cha mẹ chẳng có ruộng đất canh tác, cuộc sống làm thuê ở đợ vốn khốn khó, có được bữa rau bữa cháo với họ đã là may nên việc học hành chẳng ai đoái hoài tới.

Ánh mắt khắc khoải của chị Luận khi biết mình đang rất nguy kịch

Ánh mắt khắc khoải của chị Luận khi biết mình đang rất nguy kịch

Năm 22 tuổi, để thoát khỏi cảnh đi ở đợ, chẳng cưới chẳng hỏi chị chấp nhận sống gá nghĩa vợ chồng với người đàn ông cùng quê hơn mình 7 tuổi. Hai đứa con lần lượt chào đời trong cảnh "sống hôm nay ngày mai chẳng biết sẽ ra sao". Hạnh phúc mong manh giữa cảnh nghèo chẳng kéo dài được bao lâu, chưa trọn 8 năm chung sống, người chồng hờ đã dứt áo tình cũ bén duyên mới. Chị còn phải bồng bế thêm hai đứa con nhỏ Lê Chấn Hiệp (SN: 1994) và Lê Hồng Yến (SN: 1999) trong căn nhà lá xiêu vẹo của đại gia đình.

Quần quật làm thuê làm mướn quanh năm suốt tháng nhưng một nách hai con, chị rơi vào cảnh "che ngực hở chân". Thằng con lớn mới học hết lớp 3 đã phải rời ghế nhà trường phần vì không có tiền học phần vì muốn phụ giúp mẹ nuôi đứa em gái. Với hy vọng đổi đời, năm 2005 chị dắt díu các con lên TPHCM tìm việc làm.

Sức vóc vốn hơn người nên công việc phụ hồ nặng nhọc là thế nhưng chị vẫn làm thoăn thoắt. Đứa con gái được gửi lên Bình Phước sống cùng dì để tiện cho việc ăn học. Hai năm thuận buồm xuôi gió trôi qua, dù dư dả chẳng bao nhiêu nhưng mẹ con chị cũng thoát khỏi cảnh thiếu trước hụt sau. Đứa con gái nhỏ đến trường luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi trở thành niềm động viên an ủi của người mẹ nghèo.

Nhưng, tai họa đột nhiên ập đến: "Trận ốm cách đây 5 năm khiến tôi bị phù toàn thân, người mệt mỏi, khó thở, tức ngực. Sau một tháng uống nhiều loại thuốc nhưng chẳng khỏi, tôi đến bệnh viện An Bình kiểm tra thì bác sĩ nói bị bệnh tim cần phải phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật khi đó bác sĩ bảo hết hơn 40 triệu, tôi đành phải rời bệnh viện." Không còn làm được việc nặng chị xin đi rửa chén cho một nhà hàng rồi làm bảo mẫu ở một nhà trẻ, cho đến khi bị đuổi việc vì quá yếu.

Anh em trong gia đình chị đều nghèo chỉ có thể góp công góp sức chăm sóc

Anh em trong gia đình chị đều nghèo chỉ có thể góp công góp sức chăm sóc

Từ vị trí của một lao động chính để nuôi các con, lúc này chị Luân bỗng trở thành gánh nặng cho chính con của mình. Rời Sài Gòn, chị về quê sống nhờ nhà người chị gái nhưng anh chị em trong gia đình ai cũng nghèo nên chẳng giúp gì được. Con trai chị khi đó mới hơn 14 tuổi đã phải bám lại thành phố đi làm phụ hồ lo thuốc thang chăm mẹ, nuôi em ăn học.

Không được phẫu thuật, thuốc hỗ trợ điều trị bữa có bữa không khiến tình trạng bệnh của chị Luận mỗi ngày một nặng thêm. Từ khi phát bệnh, ít nhất 3 lần chị đã phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu nhưng cả 3 lần ấy chị đều sớm phải rời bệnh viện ngay khi tỉnh lại vì sợ thiếu tiền viện phí. Nhưng nhiều khả năng lần lên Chợ Rẫy vào ngày 2/3 là lần cuối chị được đến bệnh viện.

BS Lê Thành Khánh Vân, khoa Hồi sức phẫu thuật tim cho biết: "Bệnh nhân nhập viện đã trong giai đoạn khá muộn của chứng bệnh van tim hậu thấp. Tim đã phình rất to, tăng áp lực động mạch phổi nặng. Với tình trạng này, các thuốc hỗ trợ uống vào đều không còn tác dụng, phương pháp can thiệp duy nhất bây giờ là phẫu thuật thay van sớm ngày nào tốt ngày ấy. Chi phí cho cuộc mổ này tốn hơn 80 triệu đồng. Chúng tôi đã sẵn sàng cứu chữa cho bệnh nhân nhưng ngặt nỗi gia đình chưa lo được chi phí để mua sắm trang thiết bị cho cuộc mổ."

Nhờ anh em trong gia đình chạy khắp nơi vay mượn với lãi suất lên đến 10% mỗi tháng nhưng đến nay số tiền chị Luận đóng được cho bệnh viện chưa đầy 20 triệu đồng. Mỗi ngày nằm viện trôi qua, khoản tiền ít ỏi ấy lại vơi đi, sự sống của chị Luận lại cạn dần.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 941: Chị Bông Hồng Luận, Phòng Tiền phẫu 1, khoa Hồi sức Phẫu thuật Tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Điện thoại: 0937.086.380

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Vân Sơn

Nguồn: dantri.com.vn

gần 100 triệu đồng đến với bé 4 tuổi bị bỏng nặng

Thứ Ba, 02/04/2013 - 21:21

Quảng Bình:

Gần 100 triệu đồng đến với bé 4 tuổi bị bỏng nặng

(Dân trí) - Sáng 2/4, PV Dân trí tại Quảng Bình cùng lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới đã đến thăm và trao số tiền 96.060.000 đồng tới anh Phan Văn Thơ, có con là Phan Trọng Đại (4 tuổi), đang điều trị bỏng tại Khoa Chấn thương chỉnh hình.
 >> Thêm trường hợp bé 4 tuổi bị bỏng bởi nồi cháo đang sôi

Đây là số tiền do bạn đọc ủng hộ QNA tuần 2, 3 tháng 3/2013.

Cháu Đại bị bỏng nặng phần bụng, cánh tay và chân, được gia đình đưa vào bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cấp cứu và điều trị ngày 9/3. Sau khi biết thông tin, PV Dân trí đã đến tìm hiểu và viết bài. Qua một thời gian, các bạn đọc gần xa và các nhà hảo tâm đã ủng hộ gia đình số tiền gần 100 triệu đồng giúp cháu điều trị bệnh.
 
Gần 100 triệu đồng đến với bé 4 tuổi bị bỏng nặng
Bác sĩ Dương Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới thăm hỏi bệnh tình bé Đại

Trở lại bệnh viện thăm bé Đại lần này chúng tôi hết sức vui mừng khi thấy bé đã qua cơn nguy kịch. Bé Đại đã tươi vui hơn trước. Tuy nhiên, những vết thương trên người cháu chỉ mới liền da một phần, còn lại vẫn chưa hoàn toàn bình phục và luôn khiến cháu cảm thấy đau nhức mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Theo bác sĩ Lê Công Hùng, cháu Đại vừa được phẫu thuật ghép da. Qua 3 lần phẫu thuật, sức khỏe cháu Đại đã ổn định, chỉ cần theo dõi một thời gian nữa là ra viện.

Chị Võ Thị Ty – mẹ bé Đại cho hay, những ngày qua cháu Đại đã ăn được cơm và cháo nhưng sau khi ăn xong, cháu Đại có triệu chứng nôn ói. Mỗi lần như vậy vợ chồng tui thấy thương con nhiều lắm.  Nhưng thấy bệnh tình của con được như thế này là vợ chồng tui thấy vui lắm rồi.
 
Thay mặt bạn đọc cả nước, PV Báo

Thay mặt bạn đọc cả nước, PV Báo Dân trí tại Quảng Bình cùng lãnh đạo bệnh viện trao tận tay số tiền 96.060.000 đồng tới gia đình anh Phan Văn Thơ

Thay mặt gia đình, anh Thơ gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn đọc cả nước đã giúp đỡ và ủng hộ gia đình trong thời gian qua. "Nếu không có số tiền của các nhà hảo tâm giúp đỡ thì không biết cháu bây giờ sẽ ra răng nữa. Tui cảm ơn các nhà hảo tâm nhiều lắm".

Cùng tham dự buổi trao quà, Bác sĩ Dương Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết, các bác sĩ vừa tiến hành phẫu thuật lần thứ 3 cho cháu Đại, hiện sức khỏe cháu đang tiến triển tốt. Thay mặt lãnh đạo bệnh viện, bác sĩ Bình cũng gửi lời cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc và Báo Dân trí tới gia đình anh Thơ.

Đức Tài

 

Nguồn: dantri.com.vn

việt kiều úc giúp “người đàn bà khốn khổ” 60 triệu đồng

Thứ Ba, 02/04/2013 - 21:19

Việt kiều Úc giúp "người đàn bà khốn khổ" 60 triệu đồng

(Dân trí) – Cảm thông với cảnh khốn khổ trong cơn bạo bệnh của chị Bông Hồng Luận, nhân chuyến về thăm quê, anh Trương Hữu Lực bạn đọc thân thiết của Dân trí hiện sinh sống tại Úc đã quyết định hỗ trợ toàn bộ chi phí cho cuộc phẫu thuật tim.
 >> Thiếu 60 triệu đồng, người đàn bà khốn khổ chờ chết

Ngay sau khi đáp chuyến bay xuống TPHCM, sáng 02/4 anh Trần Hữu Lực đã đến thẳng bệnh viện Chợ Rẫy giúp đỡ cho chị Bông Hồng Luận nhân vật trong bài viết "Thiếu 60 triệu đồng, người đàn bà khốn khổ chờ chết". Mồ hôi còn lấm tấm trên trán vì kẹt xe dưới nắng nóng giữa Sài Gòn, anh Hữu Lực chia sẻ: "Tôi sợ mình về trễ, không còn cơ hội để giúp chị Luận."

Anh Lực (bên trái) trao đến thân nhân chị Luận số tiền 60 triệu đồng

Anh Lực (bên trái) trao đến thân nhân chị Luận số tiền 60 triệu đồng

Nhập viện trong tình trạng muộn, bệnh tim của người đàn bà khốn khổ không thể kéo dài thêm. Sau khi Dân trí đăng thông tin về trường hợp này, không kịp chờ bệnh nhân đủ chi phí, bệnh viện Chợ Rẫy quyết định mổ khẩn cấp cho chị. Thông tin từ khoa Hồi sức Phẫu thuật tim mạch cho biết, đến sáng (02/4) bệnh nhân đã chuyển ra phòng Hồi sức huyết động học tương đối ổn định.

Thống kê sơ bộ của đơn vị Y xã hội bệnh viện qua báo cáo từ khoa bệnh, chi phí cho cuộc mổ hiện đã tốn gần 60 triệu đồng. Hiện chị Luận đang tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực sau phẫu thuật.

Cho rằng, việc bệnh viện đã làm để cứu tính mạng của người bệnh là rất đáng quý, anh Lực thở phào nhẹ nhõm. Sau khi nhờ người bạn đi cùng kiểm đủ 60 triệu đồng, anh Lực trao tận tay anh Lê Văn Chiến (người anh họ đang trực tiếp chăm sóc chị Luận tại bệnh viện). Toàn bộ số tiền trên ngay sau đó được chuyển đóng tạm ứng chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Gánh nặng viện phí của người đàn bà khốn khổ đã được chia sẻ

Gánh nặng viện phí của người đàn bà khốn khổ đã được chia sẻ

Trao đổi với Dân trí, được biết anh Lực vốn xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Sau nhiều năm bôn ba, nhờ cố gắng của bản thân đến nay anh đã mở được siêu thị tại Úc. "Những ngày sống trong cảnh khốn khó tôi luôn tâm niệm nếu công danh sự nghiệp có ngày thành đạt tôi sẽ chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Nay cuộc sống đã ổn định, tôi có cơ hội được thực hiện tâm niệm của mình… được giúp người khác cũng là một may mắn rất lớn."

Anh Lực cho biết thêm: "Tại Úc, chúng tôi lập Hội từ thiện, hiện có 60 thành viên tham gia, mỗi tháng khi có lương có thưởng, của ít lòng nhiều anh chị em đều góp vào ống từ thiện để hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà được đăng trên Dân trí." Được biết, trong hai ngày ngắn ngủi về thăm quê hương, ngoài công việc cá nhân và giúp đỡ cho chị Luận anh Lực dự tính sẽ hỗ trợ cho 8 hoàn cảnh khác đăng trên Dân trí tại khu vực miền Tây thông qua văn phòng Cần Thơ.

Vân Sơn  

Nguồn: dantri.com.vn

thêm trường hợp bé 4 tuổi bị bỏng bởi nồi cháo đang sôi

Thứ Tư, 13/03/2013 - 07:17

Mã số 931:

Thêm trường hợp bé 4 tuổi bị bỏng bởi nồi cháo đang sôi

(Dân trí) – Trên chiếc giường bệnh, bé nằm khóc la thảm thiết, trong tiếng nấc, bé yếu ớt gọi: "Mẹ ơi, ba ơi, con đau lắm!". Tấm thân bé nhỏ của bé đang bị phỏng rộp, sưng đỏ vì những vết bỏng rất nặng do nồi cháo đang sôi bắn tung lên người.
 >> Ngã vào nồi cháo, bé 1 tuổi đối mặt sự sống chết từng giờ

Đó là tình trạng hết sức nguy kịch của bé Phan Trọng Đại, 4 tuổi, ở thôn Văn Tiền, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Hiện bé Đại đang được điều trị tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.

Trên chiếc giường bệnh, bé Đại thở từng hơi yếu ớt, sắc mặt cháu vẫn chưa hết sợ hãi sau giây phút bị cả nồi cháo đang sôi bật thẳng vào người và những vết thương đang hạnh hạ tấm thân bé nhỏ. Mấy ngày qua, bé cứ liên tục khóc thét trong đau đớn: "Mẹ ơi, ba ơi, con đau lắm!". Phần ngực, bụng, lưng, hai đùi, và cánh tay của bé bị phỏng, rộp nhiều vết loang lổ, nặng nhất là phần bụng dưới của bé xuất hiện nhiều bọng nước. Nhìn những tấm da mỏng manh, yếu ớt của bé đang bị sưng phồng lên và có dấu hiệu tróc da khiến các bác sĩ đang điều trị cho bé và những người chung phòng bệnh không khỏi động lòng cảm thương.
 
Anh Thơ và chị Ty khô cạn nước mắt vì con khóc la trong đau đớn
Anh Thơ và chị Ty khô cạn nước mắt vì con khóc la trong đau đớn

Ngồi bên giường bệnh vỗ về đứa con thơ bé bỏng, chị Võ Thị Ty (40 tuổi, mẹ cháu Đại), vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại: 'Hôm đó, chồng tôi đi xây nhà cho người ta, tôi thì đang làm cỏ ngoài vườn nên chỉ có 3 anh em cháu Đại ở nhà. Nghe các em kêu đói bụng nên cháu lớn là Phạm Minh Tuấn (19 tuổi – PV), mới vào bếp nhóm lửa để nấu cháo cho các em ăn khi cha mẹ đang vắng nhà. Đến khi thấy cháo đang sôi, cháu Đại vào để chuẩn bị bưng xuống ăn thì không may vướng phải que củi gần đó nên bị cả nồi cháo hất tung lên người. Nghe tiếng hét lớn thất thanh của cháu Đại, tui hốt hoảng chạy vào thì thấy người cháu ướt đẫm đầy nước, trên người còn dính nhiều cháo. Cháu Đại nặng nhất vì bị bỏng toàn thân còn cháu Tuấn và Thùy Linh cũng bị bỏng nhưng nhẹ hơn'.

"Lúc đó tôi không biết phải xoay xở như thế nào cả, chỉ biết gọi điện cho chồng về nhà rồi hốt hoảng đưa con đi bệnh viện cấp cứu. Nhưng vợ chồng quanh năm làm thuê chỉ đủ nuôi 5 đứa con nên không có tiền đưa con đi bệnh viện. Tôi phải chạy vạy quanh xóm vay nóng anh em, lối xóm được 10 triệu đồng mới yên tâm đưa con nhập viện. Mấy tiếng sau thì các bác sĩ Bệnh viện Ba Đồn yêu cầu nhà chuyển cháu Đại lên Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới điều trị", chị Ty nước mắt nghẹn ngào.
Chị Ty ngồi thẩn thờ bên giường bệnh, đau đớn nhìn con kể vể giây phút cháu Đại gặp nạn
Chị Ty ngồi thẩn thờ bên giường bệnh, đau đớn nhìn con kể vể giây phút cháu Đại gặp nạn
 
Từ ngày anh Phan Văn Thơ (49 tuổi) và chị Ty về chung sống với nhau năm 1992, anh chị cũng chỉ biết chăm chỉ sớm tối làm ăn. Thế rồi 5 đứa con của anh chị lần lượt ra đời, hai vợ chồng phải vất vả sớm hôm để lao động cật lực mới đủ nuôi sống gia đình và mấy đứa con thơ dại. Kể về hoàn cảnh éo le của gia đình mình, giọng anh Thơ, trầm xuống: "Do không có việc làm ổn định, nhà chỉ có mấy sào ruộng nên vợ chồng tui phải đi làm thuê cho người ta. Khi công việc đồng áng đã nhãn rỗi, tôi đi làm thợ xây, còn vợ tôi thì vừa chăm sóc con, vừa đi bóc vỏ tràm thuê cho mấy chủ mua gỗ để kiếm tiền nuôi gia đình và các con. Thế nhưng, công việc cũng thất thường nên mỗi ngày cũng chỉ kiếm được hơn trăm nghìn đong gạo. Chính vì đông con nên vợ chồng tôi không thể nuôi nổi cho các con học hành như mọi người. Cháu lớn là Phạm Minh Tuấn mới học xong lớp 9 đã phải nghỉ học đi làm thuê để nhường phần học cho các em".

"Hai vợ chồng tôi đi từ sáng đến trưa mới về nên không có điều kiện để chăm sóc các con. Chính vì vậy mới dẫn đến cơ sự này, cháu Đại mà có mệnh hệ chi thì vợ chồng tôi ân hận lắm các chú ơi!", chị Ty rơi nước mắt.

Từ hôm được chuyển vào điều trị tại Khoa chấn thương chỉnh hình đến nay, bé Đại thường xuyên bị sốt cao. Để điều trị vết thương cho bé, các bác sĩ phải bù dịch và tiêm thuốc kháng sinh, đồng thời rửa và băng bó vết thương hàng ngày.
Trong cơn đau, bé Đại chỉ biết cựa quậy và thầm gọi: Mẹ ơi! Ba ơi, con đau lắm!
Trong cơn đau, bé Đại chỉ biết cựa quậy và thầm gọi: 'Mẹ ơi! Ba ơi, con đau lắm!'

Ngồi trực bên chiếc giường bệnh, nơi đứa con thơ dại đang nằm điều trị mà nước mắt anh Thơ, chị Ty cứ chảy dài, nhất là mỗi khi bé Đại khóc và kêu đau thì hai vợ chồng cũng chỉ biết cầm tay con mà vỗ về cho cháu bớt đi sợ hãi. Theo lời chị Ty, từ hôm nhập viện đến giờ, bé Đại vẫn sốt cao và không ăn được gì, mỗi ngày bé chỉ uống được mấy hộp sữa. Thương con lắm, nhưng anh chị cũng không biết làm gì hơn. Lúc này, vợ chồng anh Thơ đang hết sức lo lắng vì chưa biết mượn tiền đâu ra mà lo chữa trị cho con.

Theo các bác sĩ của Khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết, cháu Đại bị bỏng rất nặng, 30 %, cấp độ 2 – 3, đối với trẻ nhỏ, bỏng như vậy là rất nặng. Lúc mới vào cháu bị sốt cao, các bác sĩ phải truyền dịch và tiêm thuốc kháng sinh cho bé. Chính vì thế, trường hợp của cháu phải điều trị ít nhất cũng mất khoảng một tháng. Hiện các bác sĩ tại khoa đang túc trực theo dõi, điều trị cho cháu Đại sớm thoát khỏi cơn hoạn nạn bất ngờ ập đến. 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 931: Anh Phan Văn Thơ: thôn Văn Tiền, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

ĐT: 01646.192.779

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

 Đăng Đức – Đặng Tài

 

Nguồn: dantri.com.vn

“bữa sáng yêu thương” đứng trước nguy cơ “vơi” dần

Thứ Ba, 02/04/2013 - 21:23

"Bữa sáng yêu thương" đứng trước nguy cơ "vơi" dần

(Dân trí) - Chương trình phát cháo từ thiện tại BV Nhi Đồng 2 do Hội cha mẹ Nhân Ái chủ trì đang gặp khó khăn nhiều mặt. Vấn đề lớn nhất là kinh phí, lâu nay vẫn do các anh chị trong Hội bỏ tiền túi để duy trì.

Chương trình từ thiện "Bữa sáng yêu thương" do Hội cha mẹ Nhân Ái (HCMNA) khởi xướng vào đầu tháng 4 năm 2012. Trong quá trình đi sâu đi sát thực tế, HCMNA nhận thấy có nhiều người nhà bệnh nhi không thể mua nổi cho con em mình một suất ăn sáng hoặc phải mua từ những quán hàng rong không đảm bảo cả vệ sinh lẫn dinh dưỡng. Từ hiện trạng đau lòng ấy, họ mạnh dạn tổ chức chương trình "Bữa sáng yêu thương" (BSYT).
 
"Bữa sáng yêu thương" đứng trước nguy cơ "vơi" dần
"Bữa sáng yêu thương" mang đến cho các bé bữa ăn an toàn và đầy đủ dưỡng chất để chiến đấu với bệnh tật
 
Kinh phí cho mỗi buổi phát cháo là 3.600.000 đồng cho 300 phần cháo. Các cha mẹ phân công nhau mỗi cuối tuần cử ra 2 người phát phiếu vào chiều hôm trước và sáng hôm sau, 2-3 người khác tặng kèm sữa hay bánh cho người nhà bệnh nhi khi mới nhận cháo xong.
 
Ban đầu dự kiến BSYT sẽ hoạt động trong 6 tháng nhưng HCMNA đã duy trì hoạt động ý nghĩa này được 1 năm. Tuy nhiên, BSYT đang đứng trước nhiều khó khăn, có nguy cơ phải dừng lại. Nan giải nhất là vấn đề kinh phí, dự kiến BSYT chỉ duy trì được 3 tháng nữa nếu không được tiếp sức.
 
Các thành viên HCMNA hi sinh ngày nghỉ cuối tuần để tham gia Bữa sáng yêu thương
Các thành viên HCMNA hi sinh ngày nghỉ cuối tuần để tham gia 'Bữa sáng yêu thương'
 
Anh Trần Tôn Tấn Sĩ - Hội trưởng HCMNA trải lòng: "Hôm nay khi một mình nơi đây, nơi mà chúng ta khơi niềm tin cho các hoàn cảnh khó khăn rằng họ luôn luôn được HCMNA quan tâm và chia sẻ. Những gì mà chúng ta làm được và thành công trong 2 năm vừa qua là chương trình mang thật nhiều ý nghĩa này. Những ngày cuối cùng của BSYT sao trong lòng trống trải quá.
 
Nhớ ngày đầu tiên tôi cũng như các bố mẹ hồi hộp liệu chúng ta có làm tốt hay không? Rồi chúng ta nhận được nhiều lời động viên, ủng hộ, thêm niềm tin vào những gì chúng ta đã quyết định là hoàn toàn có ý nghĩa. Hôm nay không lẽ chương trình lại kết thúc vậy sao???? Làm sao để tiếp tục duy trì chương trình hết sức ý nghĩa này? Câu hỏi này thật sự làm nhói đau trái tim tôi".
 
Hoạt động đầy tâm huyết của các cha mẹ Nhân Ái đang đứng trước nguy cơ phải dừng lại
Hoạt động đầy tâm huyết của các cha mẹ Nhân Ái đang đứng trước nguy cơ phải dừng lại
 
Nhiều thành viên khác của HCMNA cũng trăn trở:
 
Mẹ Simba: "BSYT là chương trình dài hơi, nó tiêu tốn rất nhiều thời gian - lại là thời gian nghỉ ngơi, sức lực của những người trực tiếp làm. Cũng như sau một thời gian hào hứng tràn đầy, phấn khởi do tiếng vang thành công của BSYT thì mọi người đã bắt đầu bớt hăng hái, và chương trình của chúng ta lại rơi vào khoảng lặng. Mẹ Simba nhận ra rằng: kinh phí cũng đáng lo ngại như vấn đề nhân lực tham gia".
 
Rất nhiều thành viên tha thiết muốn duy trì chương trình BSYT, trong đó có mẹ Tôm, dù không đủ sức khỏe và thời gian để tham gia đủ các hoạt động của Hội, nhưng mẹ luôn chia sẻ những gì có thể và cố gắng kêu gọi bạn bè thêm để giúp cho các con bớt khó khăn: "Từ đáy lòng mình, mẹ Tôm rất mong BSYT vẫn tiếp tục. Mẹ Tôm cố gắng mỗi tuần sẽ đi phát phiếu cho các con"…
 
Với tâm huyết của người đứng đầu Hội, bố Sĩ khẳng định: "HCMNA sẽ không để BSYT kết thúc như thế này. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quan tâm đến những hoàn cảnh không may trong cuộc sống. Hãy nhịn một bữa ăn sáng, nhịn một gói thuốc lá, một tách café, một chai bia thì chúng ta đã mang lại được thật nhiều niềm vui cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nếu như mọi người cùng hiểu và chia sẻ thì các con sẽ hạnh phúc hơn khi điều trị bệnh".

Hồng Nhung

Nguồn: dantri.com.vn